DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2023

I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN

  Việt Nam đang trên đà phát triển hội nhập với xu hướng toàn cầu là tăng trưởng đa dạng trên mọi lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp. Tuy nhiên , thực tế là nông nghiệp vẫn đang là thế mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong GDP nền kinh tế.

    Những báo cáo gần đây cho thấy: Giá trị gia tăng toàn ngành NN-PTNT năm 2022 đạt 3,36%, là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm trước; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế. Mục tiêu năm 2023 ngành phấn đấu đạt tăng trưởng khoảng 3,5%; xuất khẩu khoảng 55 tỷ USD
 

II. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 2023

1. Tình hình thị trường nông sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023

 

thitruongnongsan1

 

  • Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
 

thitruongnongsan2

 

  • Thị trường xuất khẩu chủ lực: Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản vẫn tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 7,7%, xuất khẩu sang Mỹ giảm 32,9%, và xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 5,3%.

Riêng Trung Quốc mua rau quả của Việt Nam đạt 805 triệu USD, chiếm 59% về thị phần (năm ngoái chiếm 53%).

  • Tăng trưởng sản xuất: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,1%. Trong đó, nông nghiệp tăng 3,14%, lâm nghiệp tăng 3,43%, thủy sản tăng 2,96%. Tốc độ tăng GDP ngành nông, lâm, thủy sản cũng khá cao, đạt 3,07%.
  • Các sản phẩm xuất khẩu tăng trưởng: Có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, gồm: cà-phê, cao-su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ. Đáng chú ý là xuất khẩu gạo tăng 22,2%, hạt điều tăng 10,5%, và xuất khẩu cà-phê tăng 3%. Hay tính đến hết tháng 4/2023, giá trị xuất khẩu thanh long và sầu riêng đang tương đương nhau với tỷ lệ khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành rau quả. 
  • Sự sụt giảm kim ngạch: Tuy nhiên, thủy sản giảm 27,4% và lâm sản giảm 28,2% trong 6 tháng đầu năm. Điều này do người tiêu dùng châu Âu, Mỹ giảm chi tiêu, cùng với việc tăng cao chi phí nguyên liệu và vật tư sản xuất đầu vào.
  • Xuất khẩu gạo đang có cơ hội tăng cả sản lượng và kim ngạch trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu thụ tăng và một số quốc gia sản xuất gạo khác đối mặt với khó khăn về thời tiết. Hiện giá gạo của chúng ta cao xấp xỉ Ấn Độ, cao hơn Thái Lan. Chúng ta cũng đang chuẩn bị 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải. Năm ngoái, chúng ta xuất khẩu gạo đạt 7,13 triệu tấn, với trị giá 3,49 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 4,27 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD… Như vậy, tính chung cả năm sản lượng dự kiến sẽ đạt chắn trên dưới 8 triệu tấn, thu về chắc chắn trên 4 tỷ USD.

UNICORN là đơn vị hàng đầu về cước tàu biển xuất khẩu cũng như thủ tục hải quan, kiểm dịch, C/O các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Liên hệ MR ERIC 0907.256.567 để được hỗ trợ chi tiết.
 

 

2. Cơ hội và thách thức

thitruongnongsan3thitruongnongsan4

 

Cơ hội:
  • Việt Nam nằm trong khối khí hậu nhiệt đới nên nông sản Việt đặc biệt là trái cây vô cùng đa dạng.
  • Nhiều hiệp định thương mại được ký kết mở ra nhiều cơ hội giao thương:
  • Mỹ mở cửa cho trái bưởi Việt Nam.
  • Nhật Bản cho phép nhập khẩu nhãn, mắc ca.
  • New Zealand mở cửa cho trái chanh xanh.
  • Sản phẩm trái cây Việt Nam có lợi thế so sánh tốt, như thanh long, sầu riêng đã xuất khẩu sang Trung Quốc.
  • Sản phẩm chanh leo Việt Nam cạnh tranh với các nước Nam Mỹ.
  • Các sản phẩm organic như dừa Bến Tre có khả năng cạnh tranh trên thị trường khó tính.
  • Cà phê và hồ tiêu của Việt Nam đã khẳng định vị thế ở thị trường châu Âu và châu Mỹ.
  • Nhiều loại gạo cao cấp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật Bản.
  • Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Triển vọng sản xuất và xuất khẩu: Các ngành hàng triển vọng như rau quả và lúa gạo kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Công điện số 610 của Thủ tướng Chính phủ sẽ hỗ trợ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường khác
  • Việt Nam có môi trường kinh doanh ổn định, sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành.
  • Nền nông nghiệp đang là cơ hội mà giới trẻ quan tâm để khởi nghiệp và làm giàu bằng cách thay đổi tư duy và tận dụng lợi thế cạnh tranh.
Thách thức:
  • Để duy trì và phát triển thị trường, cần phải thay đổi tư duy sản xuất và đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường.
  • Xuất khẩu thủy sản chậm lại do tác động của lạm phát, làm thay đổi thái độ tiêu dùng và đầu tư của người tiêu dùng.
  • Năm 2022, Trung Quốc chuyển hướng sang sản phẩm an toàn và kiểm soát chất lượng nông sản, không còn là thị trường dễ tính.
 

3. Các kế hoạch trong năm 2023:

  • Chiến lược mở cửa thị trường: mở cửa các thị trường lớn và tận dụng thành công để mở rộng thị trường khác. Cần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, và nông dân. Đa dạng hóa thị trường đòi hỏi sự liên kết giữa các ngành hàng và cơ quan quản lý.
  • Cần duy trì và phát triển thị trường thông qua các biện pháp hỗ trợ và chính sách thuế.
  • Tiếp tục tận dụng lợi thế sản phẩm trái cây Việt Nam trên thị trường Trung Quốc (cây có múi cam, bưởi), Hoa Kỳ (chanh dây, dừa), Úc (chanh dây), Nhật Bản (quả nhãn).
  • Tiếp tục thúc đẩy Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn bền vững.
  • Cải thiện hạ tầng logistics và thương mại để giảm chi phí.
  • Tăng cường hợp tác xã, cải thiện chính sách về tiền tệ và vốn.
  • Quan tâm đến yếu tố bền vững: Thị trường đang đặt nhiều yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm môi trường, lao động và an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp cần chú trọng đáp ứng các yêu cầu này để duy trì và phát triển xuất khẩu.
  • Nông sản Việt cần được tôn vinh ngay trên thị trường nội địa để thúc đẩy. Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và tạo hình ảnh tốt cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

 

III. MỤC TIÊU CHO THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NĂM 2023:

   Để đạt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 55 tỷ USD, cần tập trung tăng tốc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Các giải pháp bao gồm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, lúa gạo, sử dụng công nghệ chế biến sâu, và tuân thủ các quy định mới của thị trường.

Liên hệ UNICORN LOGISTICS để được hỗ trợ về hồ sơ xuất khẩu nông sản và vận chuyển quốc tế!

Xuân Bắc ( Mr Eric )
Sales Manager
Mobile/ Zalo: 0907.256.567
Email: Eric@unicornlogs.com
Skype: xuanbac190
 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Khuyến mãi

DỊCH VỤ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây