THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẾP TỪ VÀ BẾP HỒNG NGOẠI


Bếp từ và bếp hồng ngoại là một thiết bị nấu ăn hiện đại, được thiết kế để tiện sử dụng để tạo ra nhiệt độ cần thiết để nấu ăn.
Vì thế, bếp từ và bếp hồng ngoại đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến hiện nay trong các căn bếp của mọi nhà. Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào?

Quy trình nhập khẩu bếp từ ra sao?

Sau đây, Unicorn sẽ chia sẻ nội dung về thủ tục, quy trình nhập khẩu bếp từ qua bài viết này. Ngoài ra, để được hỗ trợ tư vấn về quy trình thông quan, vận chuyển hàng hoá các doanh nghiệp có thể liên hệ với Unicorn thông qua mail inbound@unicornlogs.comcus02@unicornlogs.com  / 0938996217 (Thương Thương) và 0931326217 (Bích Phượng).
 

1. Chính sách nhập khẩu

Theo quy định về chính sách nhập khẩu hàng hoá thì mặt hàng bếp từ và bếp hồng ngoại không nằm trong danh sách các hàng hoá cấm nhập khẩu. Tuy nhiên để có thể bày bán mặt hàng này trên thị trường Việt Nam thì doanh nghiệp nhập khẩu cần làm công bố hợp quy cho mặt hàng bếp từ và bếp hồng ngoại và phải kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam doanh nghiệp nên tham khảo các nghị định dưới đây:
  • Thông tư 07/2017/TTBKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ”
  • Quyết định 2711/QĐBKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2022: Quyết định về việc công bố sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lí của Bộ khoa học và Công Nghệ
  • Thông tư 11/2012/TTBKHCN ngày 12 tháng 4 năm 2012 về QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
  • Thông tư 07/2018/BKHCN ban hành Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
  • Thông tư số 21/2009/TTBKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử
  • Thông tư số 21/2016/TTBKHCN ngày 15 tháng 12 năm 20216 ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN
  1. Hiệu suất năng lượng bếp từ và bếp hồng ngoại
Theo Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24 tháng 05 năm 2023 của Thủ tướng chính phủ ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Trong đó, mặt hàng bếp từ và bếp hồng ngoại thuộc phụ lục I của Quyết định 14/2023/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2025 bắt buộc phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng.
Tiêu chuẩn thử nghiệm hiệu suất năng lượng của bếp từ theo TCVN 13372:2021 và bếp hồng ngoại theo TCVN 13373:2021
 

2. Mã hs code và thuế nhập khẩu

Xác định hs code của các lô hàng là đều mà các doanh nghiệp cần làm đầu tiên. Chính vì thế doanh nghiệp cần xác định chính xác mã hs code mặt hàng mình nhập khẩu. Mã hs code cho một mặt hàng giữa các quốc gia thường tương đồng 4 đến 6 số đầu nên nhà nhập khẩu nên tham khảo mã hs code mặt hàng của người bán để xác định chuẩn xác.
Đối với thủ tục nhập khẩu bếp từ và bếp hồng ngoại, doanh nghiệp tham khảo các mã hs code 85166090.

nhapkhaubep

Dựa vào mã hs code bếp từ và bếp hồng ngoại đã có, doanh nghiệp có thể xác định được mức thuế nhập khẩu:
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi của bếp từ: 20%
  • Thuế giá trị gia tăng: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo từng form C/O.
 

3. Quy trình đăng kí kiểm tra chất lượng

Vì bếp từ và bếp hồng ngoại là thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng của người sử dụng nên trước khi thiết bị được bày bán ra thị trường đòi hỏi phải được kiểm tra cẩn thận. Theo đó đơn vị, doanh nghiệp cần tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm:

Đối với bếp từ và bếp hồng ngoại loại cố định được thử nghiệm và chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN và sửa đổi 1:2018 QCVN9:2012/BKHCN.
Đối với bếp từ và bếp hồng ngoại loại di dộng được thử nghiệm, chứng nhận hợp quy theo QCVN 4:2009/BKHCN và sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN và QCVN 9:2012/BKHCN và sửa đổi 1:2018 QCVN9:2012/BKHCN.

Thời hạn của giấy chứng nhận:
+ QCVN 9:2012/BKHCN và sửa đổi 1:2018 QCVN9:2012/BKHCN có trị giá 3 năm.
+ QCVN 4:2009/BKHCN và sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN có trị giá theo từng lô hàng.
Thời gian kiểm tra chất lượng, thử nghiệm thiết bị mất khoảng 7-10 ngày kể từ khi lấy mẫu. Những bếp từ và bếp hồng ngoại loại di động đã làm chứng nhận lần đầu trước đó thì từ các lô sau nhập về chỉ cần thử nghiệm QCVN 4:2009/BKHCN.
Các bước thực hiện làm kiểm tra khi nhập khẩu bếp từ và bếp hồng ngoại:

Bước 1: Đăng kí hồ sơ
Đăng kí hồ sơ là bước đầu tiên trong quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá. Doanh nghiệp tiến hành đăng kí hồ sơ trên hệ thống Cổng thông tin 1 cửa quốc gia www.vnsw.gov.vn
Hồ sơ đăng kí bao gồm:
+ Hợp đồng (Sale Contract)
+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Bảng kê hàng hoá (Packing List)
+ Vận đơn (Bill of Loading)
+ Nhãn phụ, hình ảnh hàng hoá

Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra mẫu
Mặt hàng thuộc diện kiểm tra sau thông quan theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN nên tờ khai sẽ thông quan trước và lấy mẫu, kiểm tra mẫu sẽ được bên trung tâm giám định thực hiện tại cảng hoặc tại kho của doanh nghiệp khi hàng hoá đã được thông quan.

Bước 3: Nhận kết quả và bổ sung kết quả lên hệ thống 1 cửa
Sau khi có kết quả thử nghiệm từ phía trung tâm giám định thì doanh nghiệp sẽ bổ sung kết quả cho bên Chi cục tiêu chuẩn đo lường.


4. Quy trình nhập khẩu bếp từ và bếp hồng ngoại

Quy trình nhập khẩu được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Khai hải quan tờ khai
Sau khi đã có đầy đủ chứng từ của lô hàng doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm và hệ thống hải quan trả về kết quả phân luồng.

Bước 2: Đăng kí kiểm tra chất lượng
Đăng kí kiểm tra chất lượng qua hệ thống Cổng thông tin 1 cửa quốc gia.

Bước 3: Mở tờ khai
Sau khi đăng kí kiểm tra chất lượng được Chi cục tiếp nhận và khai báo ở bước 1 thì doanh nghiệp tiến hành mở tại chi cục hải quan. Bộ hồ sơ nhập khẩu Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
  • Tờ khai hải quan;
  • Hợp đồng thương mại;
  • Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết;
  • Hóa đơn thương mại;
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ nồi cơm điện (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn;
  • Các giấy tờ khác.
Tuỳ theo kết quả phân luồng mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa 
Luồng vàng: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa 
Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa 

Bước 4: Thông quan hàng hoá

Đối với mặt hàng bếp từ và bếp hồng ngoại thuộc diện kiểm tra sau thông quan theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN nên doanh nghiệp chờ hải quan kiểm tra hồ sơ sau đó sẽ chấp nhận thông quan trước và bổ sung kết quả sau. Doanh nghiệp cần tiến hành nộp thuế theo quy định nhà nước để thông quan lô hàng.

Bài viết trên đây của Unicorn đã chia sẽ toàn bộ nội dung về thủ tục nhập khẩu bếp từ và bếp hồng ngoại. Hi vọng bài viết này có thể giải đáp mọi thắc mắc cho các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ quy trình thì có thể liên hệ đến Bích Phượng qua sđt 0931326217 hoặc Thương Thương sđt 0938996217 để được hiểu rõ hơn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Khuyến mãi

DỊCH VỤ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây