THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNH TÂY 2024

Hành tây nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định và đa dạng cho thị trường tiêu dùng Việt. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, hành tây là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều món ăn của các gia đình. Các doanh nghiệp thường nhập khẩu hành tây từ các quốc gia sản xuất hàng đầu như Ấn Độ, Trung Quốc, Hà Lan... Quá trình nhập khẩu hành tây đòi hỏi tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Vậy để nhập khẩu hành tây cần những thủ tục gì? 

Sau đây, Unicorn Logistics sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNH TÂY về Việt Nam mời các bạn cùng tìm hiểu. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với Unicorn Logistics thông qua Eric@unicornlogs.com / 0907256567 - Mr Bắc, Eric, Trưởng phòng sales để được tư vấn và hỗ trợ. 


1 Chính sách nhập khẩu hành tây 

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hành tây về Việt Nam thì cần phải nắm được và thực hiện đúng theo các chính sách hiện hành dưới đây: 
  • Thông tư 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 14/02/2017
  • Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017
Theo các văn bản pháp luật trên thì hành tây không thuộc danh mục cấm nhập khẩu. nên doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau khi nhập khẩu: 
  • Hành tây cần làm kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu
  • Đối với hành tây nhập khẩu để làm giống cần có giấy phép của BNNPTNT
 
hanh tay


2. Mã Hs code và thuế nhập khẩu hành tây

Mã hs code của hành tây
Việc xác định đúng hs code rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng đến việc tính mức thuế nhập khẩu cần đóng và toàn bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu. Mã hs code của hành tây thuộc chương 07 cụ thể là nhóm 0703.

 
ma hs code hanh tay


Thuế nhập khẩu hành tây
Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã hs code của loại hàng. 
Thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 
  • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
  • Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT
Dựa theo biểu thuế XNK có thể nhận thấy: 
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%-15%
  • Thuế giá trị gia tăng: 0%-5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%

3. Bộ hồ sơ nhập khẩu hành tây
Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có: 
  • Tờ khai hải quan 
  • Hợp đồng thương mại (contract)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading) 
  • Kiểm dịch thực vật
  • Các giấy tờ khác ( Nếu có)

***  Kiểm dịch thực vật hành tây
  • Bước 1: Đăng kí kiểm dịch thực vật
Doanh nghiệp có thể tiến hành đăng kí trên hệ thống một cửa quốc gia hoặc gửi hồ sơ về chi cục kiểm dịch thực vật. 
  • Bộ hồ sơ nhập khẩu
  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (phytosanitary certificate – bản gốc)
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có; chính hoặc bản sao)
Sau đó, doanh nghiệp sẽ đợi bên chi cục kiểm tra và trả lại bản xác nhận.
 
  • Bước 2: Lấy mẫu test
Sau khi hàng nhập về tới cảng, cơ quan thuộc thẩm quyền của chi cục kiểm dịch thực vật sẽ tiến hành lấy mẫu test về kiểm tra. Thời gian có kết quả từ khoảng 3 đến 5 ngày. 
  • Bước 3: Nhận chứng thư và tiến hành thông quan hàng hóa 
Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt doanh nghiệp sẽ nhận được chứng thư đạt chất lượng kiểm dịch, bổ sung cho hải quan thì hàng hóa sẽ được thông quan. Nếu kết quả không đạt tiêu chuẩn thì sẽ nhận được chứng thư không đạt chất lượng kiểm dịch và hàng hóa sẽ không được nhập vào Việt Nam. 
 
hanh tay 2


4. Quy trình nhập khẩu hành tây

Doanh nghiệp nhập khẩu tìm nguồn cung cấp hành tây ở các thị trường nước ngoài như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Sau khi đã đạt được thỏa thuận cả 2 bên tiến hành ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu. Quy trình nhập khẩu được diễn ra theo các bước sau: 

Bước 1: Làm hồ sơ kiểm dịch thực vật

Bước 2: Khai tờ khai hải quan 
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử của Hải quan. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng. 
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý: 
  • Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
  • Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế. 
  • Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa. 
Ở khâu này, khi hàng hóa cập cảng doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật để tiến hành lấy mẫu và kiểm tra thực tế. Bên chi cục kiểm dịch thực vật sẽ tới và lấy mẫu kiểm tra. 

Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi có kết quả của mẫu kiểm tra và nhận được chứng thư đạt kiểm dịch thực vật. Doanh nghiệp tiến hành bổ sung và hải quan sẽ kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. Hàng chỉ được thông quan khi đã có chứng thư đạt kiểm dịch. 

Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho để chuẩn bị phân phối ra thị trường. 


5. Những lưu ý khi nhập khẩu hành tây

Doanh nghiệp cần đóng thuế khi nhập khẩu hàng hóa, các loại thuế và mức phần trăm đã được quy định rõ ràng cho từng loại hàng.

Doanh nghiệp có thể tham khảo biểu thuế XNK. Hàng hóa chỉ được thông quan khi doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế.

Mỗi loại hàng sẽ có từng mã hs code tương ứng khác nhau, chính vì thế doanh nghiệp cần xác định đúng mã hs code của hàng hóa để làm đúng hồ sơ thủ tục. Đồng thời tránh được việc bị phạt do áp sai mã hs code. 

Thuế nhập khẩu thông thường sẽ rất cao, vì thế doanh nghiệp nên xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nhà xuất khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt. 

Mọi hồ sơ giấy tờ nhập khẩu cần được chuẩn bị chính xác và đầy đủ, tránh trường hợp phát sinh bổ sung sẽ tốn thời gian và có thể tốn rất nhiều chi phí cho việc lưu kho, lưu bãi. 

Hành tây nhập khẩu cần làm kiểm dịch thực vật 

Củ hành tây để làm giống thì sẽ không cần chịu thuế GTGT

Unicorn Logistic với dịch vụ chất lượng, đội ngũ nhân viên tận tình chuyên nghiệp sẵn sàng hợp tác để đồng hành cùng với quý doanh nghiệp trong việc làm thủ tục hải quan, thông qua, vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu. Đơn vị đảm bảo mang đến khách hàng chất lượng tốt nhất với quy trình thủ tục nhanh gọn, hạn chế được những rủi ro giúp doanh nghiệp hợp tác tiết kiệm được những chi phí không cần thiết
 
Quý khách có nhu cầu liên hệ hỗ trợ tư vấn TTHQ:
Mr Bắc, Eric, Trưởng phòng sales UNICORN
Eric@unicornlogs.com
Phone: 0907256567

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Khuyến mãi

DỊCH VỤ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây