THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG 2023
Giày bảo hộ lao động là một sản phẩm không thể thiếu đối với công nhân và kỹ sư hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như xây dựng, cơ khí và nhiều lĩnh vực khác. Giày bảo hộ là một sản phẩm đảm bảo an toàn cho người lao động giúp tránh khỏi các nguy cơ như té ngã, trượt, và chấn thương. Để nhập khẩu giày bảo hộ lao động về Việt Nam cần tuân thủ các quy định và thủ tục hải quan để đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu được thực hiện một cách hợp pháp và an toàn.
Sau đây Unicorn Logistics xin chia sẻ về các THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG về Việt Nam mời các bạn cùng tìm hiểu. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với Unicorn Logistics thông qua Eric@unicornlogs.com / 0907256567 - Mr Bắc, Eric, Trưởng phòng sales để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Chính sách nhập khẩu giày bảo hộ lao động
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu giày bảo hộ lao động về Việt Nam thì cần phải tuân theo các chính sách được quy định dưới đây:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018
- Công văn 5488 TCHQ-TXNK ngày 18/08/2017
Theo các văn bản pháp luật trên thì giày bảo hộ lao động không thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam nên có thể thực hiện nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác. Với các mặt hàng giày bảo hộ đã qua sử dụng thì cấm nhập khẩu. Giày bảo hộ lao động thuộc quản lý của bộ LĐTBXH.
2. Mã Hs code và thuế nhập khẩu giày bảo hộ lao động
Mã hs code của giày bảo hộ lao động
Việc xác định đúng mã hs code là rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hồ sơ, chứng từ cũng như việc xác định mức thuế nhập khẩu cần đóng. Mã hs code được xác định dựa vào tính chất, phân loại, công dụng của mặt hàng. Giày bảo hộ lao động có mã hs code nằm ở chương 64 thuộc các phân nhóm: 6401, 6402, 6403.
Thuế nhập khẩu giày bảo hộ lao động
Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã hs code của loại hàng.
Thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Việc xác định đúng mã hs code là rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hồ sơ, chứng từ cũng như việc xác định mức thuế nhập khẩu cần đóng. Mã hs code được xác định dựa vào tính chất, phân loại, công dụng của mặt hàng. Giày bảo hộ lao động có mã hs code nằm ở chương 64 thuộc các phân nhóm: 6401, 6402, 6403.
Thuế nhập khẩu giày bảo hộ lao động
Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã hs code của loại hàng.
Thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
- Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT
Dựa theo biểu thuế XNK có thể nhận thấy:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%
- Thuế giá trị gia tăng:8%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%
3. Bộ hồ sơ nhập khẩu giày bảo hộ lao động
Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (contract)
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng
- Các giấy tờ khác ( Nếu có)
4. Quy trình nhập khẩu giày bảo hộ lao động
Doanh nghiệp tìm các nhà cung cấp giày bảo hộ ở các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật bản,....
Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác và ký kết hợp đồng xong thì cần chuẩn bị một số thủ tục theo yêu cầu để nhập khẩu giày bảo hộ về Việt Nam:
Bước 1: Đăng kí kiểm tra chất lượng cho giày bảo hộ lao động
Doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng và nộp lên sở Lao động thương binh xã hội. Thời gian xử lý từ 2 - 3 ngày sau đó doanh nghiệp sẽ nhận được xác nhận đăng ký. Khi đã có giấy xác nhận thì doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác và ký kết hợp đồng xong thì cần chuẩn bị một số thủ tục theo yêu cầu để nhập khẩu giày bảo hộ về Việt Nam:
Bước 1: Đăng kí kiểm tra chất lượng cho giày bảo hộ lao động
Doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng và nộp lên sở Lao động thương binh xã hội. Thời gian xử lý từ 2 - 3 ngày sau đó doanh nghiệp sẽ nhận được xác nhận đăng ký. Khi đã có giấy xác nhận thì doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
- Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
- Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
- Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Quy trình kiểm tra sẽ được thực hiện song song với thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Sau khi đã có giấy chứng nhận hợp quy thì doanh nghiệp sẽ tiến hành bổ sung hồ sơ để tiếp tục thông quan hàng.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. Nếu có phát sinh vấn đề nào thì doanh nghiệp cần xử lý và bổ sung lại hồ sơ để tiếp tục.
Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. Nếu có phát sinh vấn đề nào thì doanh nghiệp cần xử lý và bổ sung lại hồ sơ để tiếp tục.
Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho.