THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHĂN GA GỐI ĐỆM
Chăn ga, gối, đệm là những món đồ nội thất không thể thiếu ở trong phòng ngủ của mỗi gia đình. Những sản phẩm chăn ga chất lượng không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng mà còn giúp người dùng có một giấc ngủ thoải mái.
Hiện nay, những mặt hàng chăn ga gối đệm nhập khẩu rất được người tiêu dùng ở Việt Nam ưa chuộng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngành hàng này. Tuy nhiên, để nhập khẩu mặt hàng này về cũng cần phải theo những quy trình thủ tục nhất định. Sau đây, Unicorn Logistics xin chia sẻ về THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHĂN GA GỐI ĐỆM, nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này xin hãy theo dõi ở bài viết dưới đây.
Hiện nay, những mặt hàng chăn ga gối đệm nhập khẩu rất được người tiêu dùng ở Việt Nam ưa chuộng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh ngành hàng này. Tuy nhiên, để nhập khẩu mặt hàng này về cũng cần phải theo những quy trình thủ tục nhất định. Sau đây, Unicorn Logistics xin chia sẻ về THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHĂN GA GỐI ĐỆM, nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này xin hãy theo dõi ở bài viết dưới đây.
1. Chính sách nhập khẩu chăn ga gối đệm
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu chăn ga gối đệm về Việt Nam thì cần phải tuân theo các chính sách được quy định dưới đây:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
- Thông tư số 21/2017/ TT- BCT ngày 23/10/2017;
- Công văn 4470/TCHQ-TXNK ngày 16/09/2021.
Theo các văn bản pháp luật ở trên, chăn ga gối đệm không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nên có thể tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, khi nhập khẩu mặt hàng này doanh nghiệp cần làm công bố hợp quy hàm lượng Formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trước khi đưa ra tiêu thụ ở thị trường. Điều này đã được quy định cụ thể tại thông tư số 21/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương.
2. Mã Hs code và thuế nhập khẩu chăn ga gối đệm
Mã hs code của chăn ga gối đệmDựa vào tính chất, cấu tạo của từng loại chăn ga gối đệm mà có thể xác định mã hs code chính xác. Việc xác định đúng mã hs code sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định đúng mức thuế nhập khẩu và các chính sách liên quan đến mặt hàng. Mã hs code của chăn ga gối đệm thuộc chương 63 và chương 94. Cụ thể:
Thuế nhập khẩu chăn ga gối đệm
Sau khi đã xác định được mã hs code chuẩn của chăn ga gối đệm thì doanh nghiệp có thể biết được mức thuế của mặt hàng.
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
- Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT
Đối với các mã chăn ga gối đệm có mã hs code thuộc chương 63:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 12%
- Thuế giá trị gia tăng: 8%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á) và form E (từ Trung Quốc): 0%
Đối với các mã chăn ga gối đệm có mã hs code thuộc chương 94:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20% - 25%
- Thuế giá trị gia tăng: 8%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á) và form E (từ Trung Quốc): 0%
3. Bộ hồ sơ nhập khẩu chăn ga gối đệm
Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu chăn ga gối đệm gồm có:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (contract)
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Các giấy tờ khác ( Nếu có)
4. Quy trình nhập khẩu chăn ga gối đệm
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm các đối tác cung cấp chăn ga gối đệm ở các thị trường nước ngoài. Các đơn vị nhập khẩu nên chọn những đối tác ở các nước có kí hiệp định thương mại với Việt Nam để có thể hưởng được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, ví dụ các nước Đông Nam Á hay Trung Quốc có mức thuế NK ưu đãi đãi đặc biệt 0%.
Sau khi 2 bên đã đạt được thỏa thuận thì tiến hành ký kết hợp đồng và chuẩn bị các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng về Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu cần thực hiện theo các bước sau đây để thông quan lô hàng.
Sau khi 2 bên đã đạt được thỏa thuận thì tiến hành ký kết hợp đồng và chuẩn bị các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng về Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu cần thực hiện theo các bước sau đây để thông quan lô hàng.
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
- Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp tiến hành in tờ khai đã được phân luồng kèm vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và đến nộp tại chi cục hải quan. Lúc này, tùy thuộc vào luồng tờ khai để mở tờ khai.
Tờ khai có thể được phân vào 3 luồng như sau:
Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngày.
Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tờ khai có thể được phân vào 3 luồng như sau:
Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngày.
Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. Nếu có phát sinh vấn đề nào thì doanh nghiệp cần xử lý và bổ sung lại hồ sơ để tiếp tục.
- Bước 4: Nhận hàng và vận chuyển về kho.