5 CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG XUẤT KHẨU (QUỐC TẾ, NƯỚC NGOÀI) HIỆU QUẢ

HƯỚNG DẪN 5 CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG XUẤT KHẨU (QUỐC TẾ, NƯỚC NGOÀI) HIỆU QUẢ

Thời kỳ hội nhập quốc tế, ngày càng nhiều hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới, theo đó việc trao đổi buôn bán giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn, được thúc đẩy hơn và là một hoạt động không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp sản xuất.

Theo nguyên lí "nước chảy về chỗ trũng", lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng, quốc gia nắm giữ lợi thế về nguồn nguyên liệu rẻ và nhân công dồi dào, giá rẻ.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Có những cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu nào hiệu quả? Cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài như thế nào? Cách tìm kiếm khách hàng quốc tế nào là tốt?

Dựa trên kinh nghiệm làm việc với rất nhiều đối tác lớn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đồng thời dựa trên kinh nghiệm từng làm việc trong mảng sales xuất khẩu của các nhân sự hiện tại đang công tác tại Unicorn Logistics, chúng tôi xin được tổng hợp và giới thiệu với bạn đọc những cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được thêm những kiến thức bổ ích, tìm thêm được những kênh tìm kiếm khách hàng xuất nước ngoài hiệu quả hơn để bổ trợ cho công việc của mình.

CÁC BƯỚC BÁN HÀNG XUẤT KHẨU CƠ BẢN

Nhìn chung, việc tìm kiếm khách hàng nước ngoài nói một cách dễ hiểu hơn là tìm ra thông tin liên hệ, có thể là email, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội của người ra quyết định cuối cùng (PIC - Person In Charge), của các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua mặt hàng mà bạn đang bán. Tùy vào quy mô, tính chất khác nhau của doanh nghiệp, hàng hóa , những người phụ trách công việc này lại nắm giữ những chức vụ khác nhau trong công ty thuộc các phòng ban phổ biến như: Purchasing Department, Procurement Department, Import-export Department, Buyer, Sourcing...

Sau khi có được thông tin liên hệ, bạn đàm phán với PIC các điều khoản về giá bán (price), điều khoản giao hàng (EXW, FOB, CIF, CFR..), MOQ (số lượng tối thiểu của đơn hàng), thời hạn giao hàng (delivery time), quy cách đóng gói (package), chứng từ vận chuyển (shipping documents),.. Một số nhà nhập khẩu có thể còn yêu cầu gửi mẫu để phân tích sản phẩm trước khi đặt hàng.

Gói gọn trong một bài viết ngắn, Unicorn Logistics giới thiệu cho bạn cách tìm kiếm khách hàng quốc tế, hiểu đơn giản là cách tìm ra thông tin của PIC, các bước đàm phán sau khi có thông tin này phải phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của sales, các bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc kết bạn zalo với Mr Jack (0931.171.383) để trao đổi thêm về kinh nghiệm đàm phán quốc tế.

5 CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG XUẤT KHẨU, KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI, KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ HIỆU QUẢ NHẤT.

1 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua kênh hội chợ.

Ưu điểm khi tìm kiếm khách hàng nước ngoài từ các kênh này là việc tiếp cận được khách hàng tiềm năng với data khá "chất", khả năng chuyển đổi thành khách hàng là khá lớn vì cách tiếp cận là trực tiếp, tuy nhiên nhược điểm lại là chi phí đầu tư cho kênh này khá cao, thường chỉ dành cho các doanh nghiệp "có điều kiện" một chút. Với cách này, bạn chỉ cần cập nhật thông tin về các sự kiện triển lãm về ngành hàng của bạn tại thì trường xuất khẩu mục tiêu, đăng ký tham gia theo hướng dẫn là xong.

2 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu bằng công cụ tìm kiếm Google.

Hiện tại phần lớn rất các doanh nghiệp trên thế giới đều đã xuất hiện trực tuyến trên công cụ tìm kiếm Google, việc của bạn là sử dụng những từ khóa thích hợp để tìm kiếm tên của doanh nghiệp có tiềm năng mua hàng xuất khẩu của bạn, mình lấy ví dụ, nếu bạn đang bán bột đá CaCO3 xuất khẩu (nguyên liệu quan trọng cho sản xuất giấy), sau khi nghiên cứu thị trường và nhận thấy Thái lan là một thị trường xuất khẩu tiềm năng, bạn tìm kiếm: "Paper, and Paperboard Mills Companies in Thailand".

Hàng loạt các kết quả sẽ được trả về, bạn chỉ cần lọc tên của những công ty này và tiếp tục tìm kiếm trên google để tìm ra website, trang mạng xã hội của họ, tìm cách liên lạc qua số điện thoại trên website, email để chào dịch vụ, xin thông tin của PIC rồi chào hàng. Ưu điểm của cách tìm kiếm khách hàng quốc tế này là khá đơn giản, tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để lọc danh sách và tìm cách tiếp cận với những đối tượng "chưa chắc" đã có nhu cầu nhập hàng từ nước ngoài.
 

CACH TIM KIEM KHACH HANG XUAT KHAU
Hình: Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu bằng công cụ tìm kiếm Google

3 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua các kênh mạng xã hội.

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn nhắm tới, hãy đặt ra câu hỏi, quốc gia đó sử dụng loại mạng xã hội nào phổ biến? Facebook & Linkedin là 2 mạng xã hội mà tôi muốn gợi ý cho bạn.

Mình đánh giá rất cao ở cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài này, khá chủ động so với các cách khác.

Đối với tìm kiếm khách hàng quốc tế qua Linkedin bạn thậm chí có thể tìm đúng chính xác PIC dựa trên chức danh công việc người đó nắm trong công ty, ví dụ như: Purchasing Manager, Procurement Manager, Sourcing,.. Thêm họ vào mạng lưới, nhắn tin chào hàng ngay hoặc từ từ chinh phục họ bằng việc trao ra thật nhiều giá trị mà họ quan tâm dựa trên các nội dung bạn chia sẻ.

Đối với cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua Facebook, bạn có thể tìm kiếm khách hàng thông qua các hội nhóm về xuất nhập khẩu trên thế giới, hội nhóm về ngành hàng mục tiêu ở nước nhập khẩu. Ngoài ra, việc nhắn tin trực tiếp cho các fanpage facebook của khách hàng mục tiêu cũng là một cách nhanh và hiệu quả hơn việc gửi trực tiếp vào email của họ, khả năng bạn có được thông tin của PIC là cao hơn nếu bạn để ý kỹ hơn vào kỹ năng bắt chuyện của mình.

Để minh họa, sau đây mình xin được phân tích 1 case thành công trong việc xin thông tin của PIC thông qua mạng xã hội:

Thứ nhất: Không chào hàng, chỉ là một lời đề nghị giúp đỡ.

Thứ 2: Giữ cho tin nhắn ngắn gọn và "giống" một cuộc trò chuyện hơn là lời chào mời.

Thứ 3: Mình ghi "your supplier", để tạo mức độ thân thiết hơn với người đọc.

Thứ 4: Câu "I could not contact" minh chứng cho những nỗ lực bằng những cách khác trước đó, tạo cho người đọc nhận ra sự cấp bách trong yêu cầu, khả năng họ phản hồi lại sẽ là cao hơn.

Cuối cùng: Tự mình nhận thấy lời đề nghị "please help" sẽ hiệu quả hơn là "could you please" hoặc là "may I have contact of". Vì trên thực tế, mọi người đều cảm thấy tốt hơn khi có thể giúp đỡ người khác.
 

TIM KIEM KHACH HANG XUAT KHAU QUA MANG XA HOI
Hình: Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua các kênh mạng xã hội

4 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua các trang thương mại điện tử B2B.

Thuật ngữ " trang thương mại điện tử" chắc không còn xa lạ với các bạn nữa rồi, tuy nhiên các trang TMĐT mà chúng tôi nhắc đến ở đây là các trang TMĐT B2B (Business to Business), được phân biệt với B2C (Business to Customer).

Các trang thương mại điện tử B2B phổ biến hiện nay dành cho việc bán hàng xuất khẩu có thể kể tới như:Alibaba, E21c, Tradekey, Go4worldbusiness, Tradeindia, Indiamart,.. Và còn rất nhiều các kênh khác và những kênh dành riêng cho các ngành hàng khác nhau mà bạn có thể tham khảo thêm từ các bài viết khác.

Nguyên tắc chung khi bạn tìm kiếm khách hàng nước ngoài qua kênh thương mại điện tử này là các bạn đăng ký làm supplier trên các kênh này, đăng thông tin sản phẩm và chờ đợi người mua liên hệ. Nhìn chung cách tìm kiếm khách hàng quốc tế qua kênh này khá là bị động tuy nhiên lại là một kênh không thể thiếu để tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong thời đại TMĐT lên ngôi.

5 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua dữ liệu xuất khẩu.

Đây là một cách không thực sự chính thống nhưng nhìn trên góc độ công bằng cạnh tranh của thị trường thì cũng có thể xếp vào một kênh tìm kiếm khách hàng quốc tế hiệu quả cao. Theo đó các bạn tìm được dữ liệu xuất khẩu theo mặt hàng, ngành hàng, trong đó có thông tin khá chi tiết về tên công ty nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, giá bán, điều kiện giao hàng,... Các bước tiếp theo thì sử dụng công cụ tìm kiếm của Google hoặc các trang mạng xã hội để tiếp cận PIC.

Một bài viết dựa trên góc nhìn cá nhân, chắc chắn sẽ còn nhiều những thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được sự thông cảm và góp ý của bạn đọc. Unicorn Logistics là đơn vị kinh nghiệm, có khả năng hỗ trợ khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực Logistics - Xuất Nhập Khẩu, từ khâu tư vấn thủ tục Hải Quan xuất khẩu, nhập khẩu đến các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đầu nhập, đầu xuất, cước vận tải đường biển, đường hàng không. Mong muốn sớm có cơ hội hợp tác và mang lại chất lượng dịch vụ làm hài lòng khách hàng.

Hotline: 0931 171 383 / Mr. Jack - Unicornlogs.

Tác giả bài viết: Mr. Jack - Unicorn Logistics

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Khuyến mãi

DỊCH VỤ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây