THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY NĂM 2023

Trái cây nhập khẩu đã không còn xa lạ trên thị trường tiêu dùng Việt Nam. Thế nhưng quy trình nhập khẩu trái cây ra sao, thủ tục nhập khẩu trái cây được quy định thế nào hay trái cây nhập về Việt Nam có cần đóng thuế không bạn đã biết chưa? Nếu bạn nào cũng đang quan tâm đến việc nhập khẩu trái cây về Việt Nam thì hãy theo dõi bài viết sau. 

Nhập khẩu giúp bổ sung nguồn cung trong các thời kỳ mùa vụ bất thường, khi sản lượng trong nước không đủ cung ứng đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn hơn. Việt Nam nhập khẩu trái cây từ nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Mỹ, Úc, Trung Quốc, và nhiều nước Châu Âu. 


1. Chính sách nhập khẩu trái cây tươi

Trái cây nhập khẩu thuộc quyền quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Khi nhập trái cây về Việt Nam cần tuân theo những quy định sau: 
  • Nghị định 15/2018/BNNPTNT
  • Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT (phụ lục I mục 10)
  • Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT (Phụ lục I mục 9)
  • Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT
  • Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT

Theo các văn bản quy định trên thì mặt hàng trái cây thuộc danh mục sản phẩm cần xin giấy phép kiểm dịch trước khi nhập khẩu, phải kiểm dịch thực vật. Ngoài ra, còn một số sản phẩm nằm trong danh mục phải kiểm tra an toàn thực phẩm. 


2. Mã hs code và thuế nhập khẩu trái cây 

Trái cây là mặt hàng có mã hs code thuộc chương 08. Mỗi loại quả sẽ có một mã hs code khác nhau. Dưới đây là một số mã hs code trái cây thường thấy :
•    0803: Chuối
•    08045020: Quả xoài
•    08045030: Quả măng cụt
•    08051010: Quả cam
•    08061000: Quả nho
•    08105000: Quả kiwi
•    09091000: Quả anh đào (cherry)

 
trai cay
hs code trai cay

Để tìm hiểu nhiều và kĩ hơn về các mã hs code, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng biểu thuế XNK hoặc liên hệ Eric@unicornlogs.com / 0907256567 - Mr Bắc, Eric -Trưởng phòng sales để được hỗ trợ. 

Thuế nhập khẩu trái cây: 
Thuế giá trị gia tăng: 8% ((VAT = Thuế NK ưu đãi + trị giá CIF) x 8%)
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%-40% ( Thuế NK ưu đãi = Trị giá CIF x %Thuế suất) 
Ngoài ra, dựa vào chứng nhận xuất xứ của từng lô hàng mà nhà nhập khẩu sẽ được hưởng các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khác nhau. 


3. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu trái cây 

Trái cây nhập khẩu vào nước ta cần chuẩn bị những hồ sơ sau: 

Xin giấy phép nhập khẩu trái cây. 
  • Đơn đăng kí xin giấy phép nhập khẩu
  • Hợp đồng 
  • Giấy đăng ký kinh doanh 
Thời gian từ 15 đến 18 ngày 

Đăng kí kiểm dịch trái cây 
  • Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật 
  • Bản khai kiểm dịch thực vật 
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu 
  • Giấy phép nhập khẩu trái cây 
  • Hóa đơn thương mại 
  • Hợp đồng mua bán 
  • Danh sách đóng gói 
  • Vận đơn
Bộ hồ sơ nhập khẩu trái cây
  • Bộ hồ sơ nhập khẩu trái cây gồm: 
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
  • Hóa đơn thương mại - Commercial invoice 
  • Phiếu đóng gói hàng hóa - Packing list 
  • Hợp đồng mua bán - Sales contract 
  • Vận đơn - Bill of Lading 
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Certificate of Origin 
  • Giấy đăng ký kiểm dịch hàng hóa 
  • Giấy phép nhập khẩu 
  • Các chứng từ khác kèm theo (nếu có)


4. Quy trình nhập khẩu trái cây 

Nhập khẩu trái cây vào Việt Nam cần thực hiện theo quy trình sau: 

Bước 1: Doanh nghiệp tìm nhà cung cấp tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng 

Bước 2: Kiểm tra xem danh mục hàng hóa đã nằm trong mục được nhập khẩu chưa

Bước 3: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật 

Bước 4: Nộp bộ hồ sơ nhập khẩu lên hải quan để tiến hành thông quan. 

- Khai tờ khai hải quan online, chờ hệ thống trả lại kết quả phân luồng

- Mở tờ khai hải quan bằng cách in tờ phân luồng đã có kèm theo bộ hồ sơ nhập khẩu đầy 
đủ nộp tại chi cục hải quan. Ở bước này, doanh nghiệp đăng kí thêm kiểm dịch thực vật cho lô hàng 

- Doanh nghiệp truyền tờ khai, sau khi đã có kết quả kiểm dịch thực tế thì bổ sung thêm để cán bộ hải quan kiểm tra các chứng từ. Tùy vào kết quả phân luồng sẽ có hướng xử lý khác nhau. Tuy nhiên hàng trái cây cần phải kiểm dịch thực vật nên chỉ có thể cho ra kết quả ở luồng vàng hoặc đỏ mà thôi. Nếu ở luồng vàng thì kiểm tra chi tiết lại hồ sơ, luồng đỏ thì kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. 

- Sau khi kiểm tra xong, hải quan sẽ cho thông quan lô hàng. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế để hàng được thông quan. 

Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về để phân phối ra thị trường


5. Một số lưu ý khi nhập khẩu trái cây về Việt Nam

Trái cây không thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng được nhập, điều này còn tùy thuộc vào chủng loại, xuất xứ của trái cây đó. Vì thế doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ trước khi nhập khẩu. 

Trái cây là mặt hàng cần phải đăng ký kiểm dịch nên doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ thủ tục hoàn tất trước khi hàng cập cảng để tránh việc chậm trễ có thể phát sinh thêm các chi phí khác như lưu kho, lưu bãi. 

Giấy chứng nhận xuất xứ giúp doanh nghiệp được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Vì thế C/O rất quan trọng, doanh nghiệp cần đàm phán để lấy được chứng nhận này. Một số form thường thấy như form E, form D, form AANZ…

Unicorn Logistic với dịch vụ chất lượng, đội ngũ nhân viên tận tình chuyên nghiệp sẵn sàng hợp tác để đồng hành cùng với quý doanh nghiệp trong việc làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu. Đơn vị đảm bảo mang đến khách hàng chất lượng tốt nhất với quy trình thủ tục nhanh gọn, hạn chế được những rủi ro giúp doanh nghiệp hợp tác tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. 
 
Quý khách có nhu cầu liên hệ hỗ trợ tư vấn TTHQ:
Mr Bắc, Eric, Trưởng phòng sales UNICORN
Eric@unicornlogs.com
Phone: 0907256567

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Khuyến mãi

DỊCH VỤ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây